Theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm các thỏa thuận sau:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH ÂN VŨ - AV LAWS
Địa chỉ: Tầng 21, tòa nhà Vietcombank, Số 5 Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM Hotline: 0902653630 Email: anvu.avlaws@gmail.com
Tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Thông tư 12/2022/TT-NHNN và điểm a Khoản 4 Điều 21 Thông tư 08/2023/TT-NHNN có quy định về trình tự đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh như sau: